Những ai không nên ăn yến sào? 6 đối tượng cần đặc biệt lưu ý
Tin tức

Những ai không nên ăn yến sào? 6 đối tượng cần đặc biệt lưu ý

Đăng: 03/10/2024 bởi CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG Xanh.

Từ xưa đến nay, yến sào được biết đến như một loại thực phẩm cao cấp giàu giá trị dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể lạm dụng yến sào trong việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày. Có những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi  bổ sung yến sào vào chế độ ăn uống của mình. Vậy những ai không nên ăn yến sào? Và khi chế biến cần chú ý gì để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết hôm nay.

Những ai không nên ăn yến sào? 

Mặc dù yến sào được coi là ‘thần dược, tuy nhiên, không phải ai cũng được phép sử dụng loại thực phẩm này. Một số cơ địa có thể gặp phải phản ứng phụ như tiêu chảy, dị ứng, khó tiêu,...do ảnh hưởng của bệnh lý nền và tình trạng viêm nhiễm bên trong. Dưới đây là một số thông tin hữu ích dựa theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về những đối tượng nên tránh sử dụng yến sào:

Người có hệ tiêu hóa kém

Yến sào có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khó hấp thụ được chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi cơ thể đang yếu và cần phục hồi. Những người có thể trạng ốm, tỳ vị hoạt động yếu hoặc đang trong quá trình hồi phục sau bệnh tật nên thận trọng khi sử dụng yến sào, vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng. 

Người đang bị cảm lạnh, sốt, đau đầu

Khi bị cảm lạnh hoặc sốt, hệ tiêu hóa của cơ thể thường không hoạt động tối ưu. Yến sào có thể khó tiêu hóa, gây ra cảm giác khó chịu hoặc đầy bụng. Một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với yến sào, dễ dẫn đến các phản ứng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Khi cơ thể gặp tình trạng viêm nhiễm bên trong không nên ăn yến sào

Người bị viêm cấp tính

Nhắc đến những ai không nên ăn yến sào phải nhấn mạnh những người đang có tình trạng viêm cấp tính bên trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do yến có tính hàn, dễ gây giảm nhiệt độ cơ thể sinh ra các phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, lạnh bụng, đầy hơi, nôn mửa. Đối với những trường hợp viêm da, viêm phế quản cấp, hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu, sử dụng yến sào cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kích thích các phản ứng viêm. 

Người bị dương hư

"Dương hư" là một khái niệm trong y học cổ truyền, thường chỉ trạng thái sức khỏe yếu kém, biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng, tay chân lạnh và giảm ham muốn tình dục. Người bị dương hư có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa và hấp thu, khiến việc tiêu thụ một lượng lớn proteinaxit amin trong yến sào không hiệu quả. Rất dễ sinh ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu đồng thời không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi

Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 7 tháng tuổi chưa phát triển đầy đủ, không đảm bảo chức năng để tiêu hóa lượng lớn dưỡng chất trong yến sào. Ngoài ra hàm lượng cao protein và các loại khoáng chất có thể gây áp lực lên dạ dày của trẻ, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng hoặc dị ứng. Hơn nữa, trẻ cần tập trung vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để phát triển tốt nhất trong giai đoạn này. 

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi không nên cho ăn yến sào vì có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa

Phụ nữ sau sinh và mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn và bào thai phát triển nhanh chóng. Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành các cơ quan chính của thai nhi. Yến sào với tính hàn, có thể gây lạnh bụng, dẫn đến tình trạng đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Sau sinh, cơ thể người mẹ cần thời gian để hồi phục và điều chỉnh lại sau quá trình mang thai và sinh nở. Yến sào có thể hỗ trợ quá trình hồi phục này nhờ vào các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng yến sào cũng cần phải tuân theo lời khuyên của các chuyên gia y tế để tránh các tác dụng không mong muốn, như làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ sơ sinh.

Những lưu ý quan trọng khi chế biến và sử dụng yến sào 

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề những ai không nên ăn yến sào, khách hàng cũng nên chú ý đến khâu sơ chế, chế biến để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm:

  • Sơ chế: Nên ngâm yến thô trong nước sạch khoảng 2-4 tiếng và làm sạch trong khoảng 30-60 phút. Sau khi ngâm, rửa yến dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. 

  • Chế biến: Yến sào thường được chưng cách thủy để bảo toàn các dưỡng chất. Không nên chưng quá lâu tránh làm mất đi một lượng lớn protein, enzyme cũng như độ giòn và hương vị tự nhiên. Khi chưng yến sào, có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như đường phèn, gừng hoặc hạt sen để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng. 

  • Liều lượng: Với người lớn chỉ nên dùng khoảng 3-5 gram yến thô (tương đương 1-2 tổ yến nhỏ) mỗi ngày, trẻ em khoảng từ 1-2 gram yến thô. Tuyệt đối không nên lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ với hệ tiêu hóa. 

Lựa chọn loại yến phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính

Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi những ai không nên ăn yến sào và nắm rõ những lưu ý quan trọng trong khâu sơ chế và chế biến. Khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung yến sào vào chế độ ăn uống của mình. Bảo vệ sức khỏe không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là điều cần thiết để chăm sóc cho những người thân yêu xung quanh bạn.

Viết bình luận của bạn: